Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Lê Vi Thủy, giọng thơ lạ ở cao nguyên
Trong vỏ bọc mềm mại của cỏ, người ngoài cứ ngỡ thơ Lê Vi Thủy cũng hiền lành, nhu mì như thế. Nhưng đọc trang viết của cô mới thấy ẩn chứa một tâm hồn luôn nổi loạn. Một tâm hồn nghệ sĩ đến từ xứ núi: 'Một nét cọ màu / em pha cho em hay Pleiku'.

 


 


Bản chất của chữ nghĩa cũng chỉ "pha màu" cho thơ, cho đời sống. Nhưng điều đáng kể của một người nghệ sĩ phải biết và thấu thị được mức độ màu mình đang pha. Vấn đề này không đơn giản. Đôi khi thiếu tiết chế hay mất kiểm soát có thể phá bản chất màu hoặc "chết" trong màu. Màu nhiều quá thì sa đà vào chủ nghĩa phồn thực của minh họa. Màu ít quá thì cuộc sống thô thiển, không giống như vẻ nó có.


 











Tập thơ "Mắt vỡ không còn bóng" của Lê Vi Thủy, NXB Hội nhà văn tháng 8/2012.

 


Nên pha thế nào cho đúng màu? Và dám sử dụng đúng gam màu, tông màu chính là đẳng cấp thực thụ và điều tiên quyết làm nên cá tính của người sáng tác.


 


Tôi thích gam màu buồn, đôi khi hơi tối như bài thơ này của Lê Vi Thủy:


 


"Thành phố nặng trĩu những níu kéo lo toan đè lên đôi gánh vai mẹ/ Nắng gắt mồ hôi tiếng rao mẹ khàn đặc cuối con đường/ Mẹ quê mùa trong khúc nhạc teen/ Những tấn bi hài kịch trong vở opera thượng lưu nhà hát kịch/ Trong tiếng gầm rú thác loạn của Suzuki phân khối lớn cũng lạ lẫm với cám dỗ cuộc đời/ Vai mẹ oằn thêm khi tuổi con dần lớn/ Cái váy con mang, đôi giày con đi, cái trâm con cài, mỗi mỗi đều phảng phất hương thơm mồ hôi mẹ/ Mẹ tĩnh tại trong câu hát ru đầu hè, chõng tre ọp ẹp và mơ về cánh đồng xanh thẳm, cánh cò trắng chao lượn thơm mùi lúa chín/ Mẹ muôn đời lặng im, nuôi con trong thành phố ngày vẫn ồn ào" (Mẹ, thành phố và con)


 


Đọc những dòng này, tôi muốn dùng chữ Nghệ sĩ như cách nói về một người làm thơ hay cao hơn, một nhà thơ. Khi chúng ta ca ngợi cuộc đời bằng ngôn từ đó là cách chúng ta đang cố gắng tập sống lại lần thứ hai. Giữa thời gian chết những câu thơ sống. Nó đang bơi ngược lại. Và cái hay của Thủy là ở bên trong, khi xé bỏ cái vỏ bọc của cỏ. Từ đó chữ nghĩa thoát xác.


 











Nhà thơ Lê Vi Thủy.

 


"Gõ phách nhịp lạc/ Khủng hoảng đọng mái tóc mờ sương/ Mất em giữa inh oang phố thị / Đi hết kiếm tìm là tuyệt vọng...Trò chơi con chữ / Treo ngược cô đơn vũ trụ quay (Cam Ranh trắng).


 


Thơ Lê Vi Thủy đã tạo cho tôi cảm giác ngạc nhiên ngoài văn bản. Cô luôn chông chênh giữa hai thái cực ý thức và buông trôi. Đó là thái độ mà Claudio Magris viết Không tưởng và thức tỉnh.


 


"Khát / Ngày tự do không văn tự định kiến / Bổng lộc nhom nhem / Không mang vết thương nhăn nhúm những giấc mơ / Thèm nụ hôn đỏ chân mây / Mặt trời và con sông trắng phau / Thùy ba ngầm dụn dịn (Khát).


 


Ngay khi thức tỉnh vẫn cất tiếng ú ớ "Thùy ba ngầm dụn dịn" tôi thích câu thơ này bởi hình ảnh và âm điệu phức cảm của nó. Cảm giác thân quen và xa lạ. Một nhịp sóng tiềm tàng vỗ sáng tiềm thức. Đôi khi một câu thơ hay không có nghĩa mà đơn thuần là một tiếng kêu. Cảm giác bao giờ cũng tinh tế mà cái nhìn thì mòn cũ. Những câu thơ không hợp thức hóa với một hằng số bởi đâu cần phương trình giải…


 


Thủy có những bài thơ hiền lành ngu ngơ. Cô viết nó như đang chơi một ván cờ. Đủ để qua mặt, dụ khị người đọc dễ dãi chấp nhận “cô ấy đẹp và hiền!...”. Những bài như Tự khúc tôi, Vàng sắc dã quỳ, Thanh xuân chợt thấy bên đời, Ngủ muộn, Về lại cao nguyên gió, Những cây cọ tuổi thơ... là những bài hay với chuẩn mực cũ. Cái đèm đẹp của những con manơcanh bày sau tủ kính. Vẻ đợi chờ hoang trống của những nàng Cachiusa trong nách của tổ kén dân ca.

"Mỏng tang / vàng lay sắc dã quỳ / sơn nữ ngực đồi hoa / chân dậm bóng chiều đông khói / hơi lạnh / đất bazan đỏ mạch ngầm / môi đỏ má em nồng (Sắc em).


 


Bảng màu pha đúng độ nhưng xem ra quá nhợt nhạt bởi những gì mòn cũ. Sự thật không phải bao giờ cũng thành văn chương thi ca. Sự ngoan là lành đôi khi chỉ là chuẩn của hợp thế, nhừa nhựa thiếu vắng cá tính. Lê Vi Thủy có nhiều những bài thơ như thế. Bày biện một tâm hồn mỏng mảnh dễ vỡ "đường chiều lá rụng" của thơ Việt. 


 


Ít ai đủ sức đương đầu hay chấp nhận một cái đẹp tàn ác. Tại sao? Có ai lại mong muốn một sự phức tạp bao giờ. Nhưng tại sao không trả cho thơ gương mặt của đời sống? Khi hôm nay, cái đẹp long lanh cái ác. Cái đẹp của một tổ hợp đa phức. Và thơ cần hơn bao giờ hết những thẩm mỹ mới. Hay chính xác những bài thơ làm chấn động thẩm mỹ.


 


Mắt vỡ không còn bóng là một sự đập vỡ tình hình ảnh. Trong sự phức hợp ngùn ngụt cháy của tầm hồn và tâm cảnh hiện đại của con người bị phản bội. Khi cái giá của sự trinh nữ không bằng giá của một phôi giống chó Đức thơ đã có vẻ đẹp của sự man rợ và tàn bạo.


 


"Đức hạnh cười méo xệch. Giá

Không bằng một chút berger Đức lai giống"


(Mua và bán)


 


Là những men trầm khó thấy ẩn trong thơ Lê Vi Thủy. Thật khó hình dung có nhà thơ ở cao nguyên lại có thể viết một câu thơ về cuộc sống hiện đại hay như thế!


 


Thời đại này có cảm giác mọi cái mang chứa, đều quá tải, nghẽn mạch, là không còn có thể mang theo nổi. Ngay cả cái nhìn ngờ ngợ dán sau gáy, như một thói quen phỉnh dụ không còn hình bóng nữa. Mỗi ngày bao nhiêu hình ảnh bức xạ qua. Những dải, dẹt, nâu, xám, đen, tối... Những cái bóng của ngày qua hay bóng ký ức quá nặng nề không còn đủ sức mang vác hay sự mang vác nó đã trở nên quá tải chập mạch, điên loạn.


 


Cái nhìn ám thị vào Lê Vi Thủy đã từng làm tôi ngạc nhiên khi cô cũng là người đầu tiên viết những câu thơ nói về sự trinh tiết rẻ rúng ngày hôm nay không bằng mua một cái phôi cho giống chó đực thuần chủng. Lạ! Thơ như một dải băng tần bị đứt, một tiếng nói rè cất lên từ sâu thẳm. Bạo liệt quá chăng? Tôi không thể hình dung thơ nữ hôm nay lại đi xa như thế? Mất hút lộ trình ngỡ chỉ trải ra dưới chân mình để cất cánh bay về xa thẳm...



DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    'Dưới cánh Thiên thần Rượu' - tiểu thuyết về những kẻ nghiện (27-07-2012)
    Nguyễn Hiệp: 'Tôi viết chứ không phán xét' (11-06-2012)
    Philip Roth giành giải văn chương Tây Ban Nha (08-06-2012)
    Vargas Llosa: 'Văn chương không chỉ để giải trí' (06-06-2012)
    Chiến tranh ở VN qua con mắt John Steinbeck (01-06-2012)
    Cuộc đời Leo Tolstoy: Nhiều chiến tranh, ít hòa bình (21-05-2012)
    Tiêu chí của dịch văn học  (14-05-2012)
    Toni Morrison nhìn về quá khứ  (06-05-2012)
    Nhà văn Anh bị ghẻ lạnh 'vì quá xinh đẹp' (13-04-2012)
    Tình yêu đồng tính và quãng đời lưu vong của Byron (28-03-2012)
    Bữa sáng ở Tiffany’s - tiểu thuyết được ‘Hollywood hóa’  (19-03-2012)
    'Không có gì hai lần' - bài thơ bất hủ của nữ nhà thơ Ba Lan (08-03-2012)
    Các quy tắc viết văn của J.D. Salinger thời trẻ  (02-03-2012)
    Vĩnh biệt Wislawa Szymborska, người bạn chân tình của VN (25-02-2012)
    Giai thoại văn chương nghệ thuật trong 'Midnight in Paris' (17-02-2012)
    Nikolai V. Pereiaxlov làm thơ từ một tiếng dế  (14-02-2012)
    Paulo Coelho kêu gọi mọi người đọc sách 'chùa' (09-02-2012)
    Ngày thơ VN đổi mới với nỗ lực giao lưu quốc tế (05-02-2012)
    Những vần thơ lục bát đa mang (28-01-2012)
    'Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương sẽ đậm bản sắc VN' (17-01-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152876984.